Pablo Neruda đã từng viết, “Không phải là đứa trẻ nếu chúng không tham gia vui chơi.” Ngày càng có nhiều cha mẹ nhận thức được những tiêu cực ảnh hưởng đến thế hệ sau nếu có quá ít thời gian để vui chơi. Và các bác sĩ nhi khoa hiện đang tích cực khuyến nghị vui chơi như một thành phần thiết yếu của sự phát triển trí não lành mạnh.

Vui chơi như một thành phần thiết yếu của sự phát triển trí não lành mạnh. Nguồn ảnh: Pinterest
Vui chơi như một thành phần thiết yếu của sự phát triển trí não lành mạnh. Nguồn ảnh: Pinterest

Nhưng đá bóng không phải là hoạt động duy nhất được tính là chơi. Dưới đây là phân tích về 6 kiểu chơi của Parten, một công cụ cổ điển do nhà xã hội học người Mỹ Mildred Parten Newhall phát triển. Được áp dụng cho trẻ em từ 2 đến 5 tuổi.

Đối với các bậc cha mẹ, cần có một lộ trình chung là làm thế nào để tham gia vào việc chơi của con mà có thể giúp giảm bớt căng thẳng cho chính mình, cũng như hướng dẫn con đến các hoạt động và đồ chơi phù hợp với lứa tuổi.

Cá nhân tôi là một người ủng hộ việc tham gia chơi cùng con theo kiểu “lười biếng”. Nghĩa là trong trò chơi, con sẽ là người dẫn đường và ba mẹ sẽ chơi cùng con theo những gì con muốn. Nhưng thực sự cần có lộ trình chung nào đó về các hoạt động vui chơi giúp bạn tránh việc lãng quên mục đích cuối cùng chỉ sau vài tuần áp dụng.

1. CHƠI KHÔNG CHỦ ĐÍCH

Parten định nghĩa đây là một đứa trẻ không tham gia một trò chơi nào cả. Nhưng bạn có thể coi đây là “giai đoạn sơ khai” của việc chơi đùa. Ở đây, em bé hoặc trẻ mới biết đi của bạn chuyển động cơ thể một cách sáng tạo mà không có mục đích nào khác ngoài tận hưởng và thấy thú vị.

Đây là kiểu chơi cơ bản nhất: Con bạn hoàn toàn tự do suy nghĩ, vận động và tưởng tượng. Toàn bộ thế giới đều mới, vì vậy khi bạn đang nghĩ về giờ chơi, đừng lo lắng về việc phải gọn gàng. Hãy thử cho con một món đồ chơi bằng vải và để con đá nó xung quanh, đưa cho con một cuốn sách hoặc một cái xúc xắc, và để con tự chơi theo cách của mình.

Hãy để em bé của bạn chuyển động cơ thể một cách sáng tạo. Nguồn ảnh: New Folks
Hãy để em bé của bạn chuyển động cơ thể một cách sáng tạo. Nguồn ảnh: New Folks

Ngay những thứ nhỏ nhất cũng đáng ngạc nhiên nếu con bạn chưa bao giờ nhìn thấy trước đây. Chọn thứ gì đó có nhiều họa tiết và màu sắc, đồng thời tránh ánh sáng chói hoặc phát ra âm thanh quá lớn, vì chúng có thể khiến con bạn giật mình.

Đồ chơi / hoạt động được đề xuất:

  • Đồ vật gia đình an toàn với trẻ em
  • Set đồ chơi cầm tay bằng bóng 
  • Sách vải kích thích giác quan

2. CHƠI ĐỘC LẬP HOẶC ĐƠN ĐỘC

Đây là lúc con bạn chơi một mình, ít hoặc không liên quan đến những việc các bé khác hoặc người lớn đang làm.

Giai đoạn này luôn làm những bậc phụ huynh có đứa con hiếu động cảm thấy tò mò, vì có thể giai đoạn này chưa bao giờ đến với con bạn. Giai đoạn này có thể được hiểu là “chơi lặng lẽ trong góc” và những đứa trẻ hiếu động chưa bao giờ thích việc này. Nhưng nó thực sự có thể là hoạt động hoặc sự im lặng phù hợp với tính khí của con bạn. Khoảng 1 tuổi, những đứa trẻ hiếu động đã bắt đầu chơi độc lập, một khi bé đã có thể chạy xung quanh bên ngoài. Bản chất: Con là duy nhất và là thành viên tốt nhất trong cuộc chơi này.

 Con là duy nhất và là thành viên tốt nhất trong cuộc chơi này. Nguồn ảnh: Argos
 Con là duy nhất và là thành viên tốt nhất trong cuộc chơi này. Nguồn ảnh: Argos

Điều đó nói lên rằng, đó là một giai đoạn cực kỳ quan trọng. Như nhiều người trưởng thành đã biết, bạn không thể gắn bó với những người mới nếu bản thân không cảm thấy thoải mái. Bắt đầu khuyến khích hành vi này của trẻ chắc chắn sẽ làm cho cuộc sống dễ dàng hơn và việc này sẽ là hành trang tốt nhất của con bạn khi chúng trưởng thành.

Việc chơi này hoàn toàn phụ thuộc vào khả năng của mỗi đứa trẻ, chúng có thể tự chơi trò đi tìm những đồ vật bạn giấu đi hay chỉ đơn giản là ngồi một chỗ, cùng khuyến khích con tham gia chơi độc lập bằng nhiều trò chơi khác nhau nhé.

Đồ chơi / hoạt động được đề xuất:

  • Sách cho trẻ, đặc biệt là những cuốn sách tương tác như bộ sách “Thỏ con tương tác” hoặc “Chúc sóc ngủ ngon”
  • Một hộp các tông – trùm của các loại trò chơi không giới hạn
  • Bộ đồ chơi nhà bếp, bộ xe lửa và các đồ chơi giàu trí tưởng tượng khác.

3. TRÒ CHƠI QUAN SÁT

Đây là lúc con bạn quan sát những đứa trẻ khác chơi, mà không phải là tham gia chơi cùng.

Rất nhiều giai đoạn của việc chơi này là không vận động, nhưng nó vẫn rất quan trọng. Khả năng chơi với những đứa trẻ khác là yếu tố thiết yếu để hòa đồng ở trường và hơn thế nữa. Đây là trạm dừng đầu tiên của con để học cách làm như thế nào đạt được điều đó.

Đây là lúc con bạn quan sát những đứa trẻ khác chơi, trong khi không thực sự chơi bằng chính mình. Nguồn ảnh: Firstcry Parenting
Đây là lúc con bạn quan sát những đứa trẻ khác chơi, trong khi không thực sự chơi bằng chính mình. Nguồn ảnh: Firstcry Parenting

Tất nhiên, nó không giới hạn ở  việc quan sát những đứa trẻ khác. Khi người lớn chơi, bé cũng để ý. Bạn có thể lấy chiếc đàn bỏ quên từ lâu ra và chơi những bản nhạc của bạn. Bé có thể sẽ bị mê hoặc, sẽ chạy đến nói da-da, và nhấn vào các hợp âm để bắt chước đấy.

Ngay cả khi bạn và con ít có cơ hội tham gia các hoạt động ngoài trời, vẫn có rất nhiều cơ hội để chứng minh cho bé thấy: bạn, cũng như con, thích chơi như thế nào.

Đồ chơi / hoạt động được đề xuất:

  • Cho bé thấy bạn thích làm gì, cho dù đó là làm vườn, chơi nhạc cụ hay xếp hình.
  • Đưa con đến công viên và để trẻ xem những đứa trẻ khác chơi trong hộp cát ngay cả khi chúng không muốn tách ba mẹ để tham gia. Đây là khu vực kín hoàn hảo để trẻ quan sát người khác và xem chúng chơi như thế nào.
  • Nếu con có anh chị em, hãy khuyến khích chúng xem chuyển động của người lớn hơn. Mặc dù trẻ em dưới 3 tuổi thường không hiểu về khái niệm của sự chia sẻ, nhưng sau này chúng vẫn có thể bắt đầu học cách trở thành bạn và cùng chơi với đứa trẻ lớn hơn.

4. CHƠI SONG SONG

Con bạn có thể từ chối chơi đồ chơi cùng với một đứa trẻ khác, bé chỉ muốn chơi một món đồ chơi giống như vậy mà thôi. Hãy gọi đây là cách chơi song song.

Hãy nhớ rằng, học cách chơi là học cách liên hệ với thế giới xung quanh. Theo nghĩa đó, chơi song song là giai đoạn cuối cùng trước khi con bạn kết nối với mọi người.

Đồ chơi có thể dễ chia cho nhiều người là lý tưởng nhất, vì giai đoạn này thường đầy rẫy những câu chuyện rắc rối vì “LÀ CỦA MÌNH, không phải CỦA BẠN ẤY.” Hãy lưu ý rằng đồ chơi lý tưởng cho giai đoạn này là vừa chống va đập và vừa dễ dàng làm sạch.

Học cách chơi là học cách liên hệ với thế giới xung quanh. Nguồn ảnh: Colors and Shapes
Học cách chơi là học cách liên hệ với thế giới xung quanh. Nguồn ảnh: Colors and Shapes

Nhưng hãy lưu ý, điều này có nghĩa là con bạn đã tiến gần hơn một bước để hiểu cách kết nối với những người khác ngoài gia đình của chúng.

Đồ chơi / hoạt động được đề xuất:

  • Xếp hình và phân loại các hình dạng của khối xếp hình
  • Sách bóc dán
  • Đường hầm hoặc tường leo núi thấp bằng vật liệu mềm (bạn luôn có thể tự tạo mà không cần phải mua hàng)

5. CHƠI LIÊN KẾT

Giai đoạn này, con bạn chơi với những đứa trẻ khác nhưng chúng không hoan toàn làm giống nhau.

Khoảng 3 tuổi, con của bạn sẽ có thể chú ý lâu hơn và thực sự thích các biểu hiện của những đứa trẻ khác hơn bao giờ hết. Mặc dù việc chơi có mục đích vẫn còn hiếm, nhưng lần lượt chơi để đạt được một mục đích nào đó là việc hoàn toàn có thể xảy ra (ít nhất là theo các nhà nghiên cứu, mặc dù nhiều phụ huynh chưa đồng tình).

Đây chính là thời điểm tuyệt vời để giới thiệu thêm đồ dùng nghệ thuật vào phòng chơi của con bạn, đặc biệt là các đồ chơi riêng, không lẫn lộn vào các món đồ chơi khác. Khoảng 3 tuổi, trẻ em thường trở nên có khả năng cầm nắm đồ chơi nhỏ tốt hơn và có thể sử dụng tốt hơn với bộ Lego và bộ ghép hình. Những trò chơi này đều hướng đến một kết quả đã định trước, điều này hoàn hảo cho giai đoạn chơi liên kết.

Đồ chơi đề xuất:

  • Bộ đồ chơi xây dựng tòa lâu đài
  • Bộ đồ chơi đá cuội bằng gỗ
  • Bộ Lego, bộ xếp hình.

6. CHƠI HỢP TÁC

Ở giai đoạn này, bạn có thể thấy dấu hiệu bắt đầu của tinh thần đồng đội. Bé cùng bạn chơi một trò chơi nào đó để cùng đạt được một mục đích chung.

Về mục tiêu chơi, đây là giai đoạn phát triển cuối cùng, vì đó là nguyên tắc cơ bản giống nhau. Cho dù con bạn đang thực hiện một dự án ở trường, tham gia một vở kịch hay chơi một môn thể thao. Một đứa trẻ có khả năng chơi hợp tác thường nổi bật hơn trong tập thể. Tương tác, giao tiếp xã hội tạo tiền đề cho sự thành công trong suốt cuộc đời.

Chơi hợp tác là dấu hiệu của tinh thần đồng đội. Nguồn ảnh: ShopMC

Chơi hợp tác là dấu hiệu của tinh thần đồng đội. Nguồn ảnh: ShopMC

Đó là một bước đi thú vị và mang tính giải phóng cho mọi gia đình.

Đồ chơi / hoạt động được đề xuất:

  • Bộ trò chơi vận động liên hoàn
  • Một nhà hát múa rối cổ điển
  • Bóng đá, bóng chuyền

Bước tiếp theo:

Trong giờ chơi hãy để con bạn hoàn thành một số mục tiêu nghiêm túc: về mặt nhận thức, xã hội và thể chất. Đảm bảo rằng có thời gian khám phá là điều quan trọng duy nhất đối với sự phát triển của con bạn, cũng như xây dựng mối quan hệ cha mẹ – con cái. Trước kia, bạn cũng là một đứa trẻ phải không nào? Thật tốt vì bạn cũng sẽ có cơ hội để nhớ lại những cảm giác của ngày đó.

Happy Time hiểu rằng, những điều chúng ta trao tặng con mình chính là là sự trải nghiệm trong thời thơ ấu của con. Hi vọng những điều hữu ích mà Happy Time mang lại có thể giúp bạn cùng con mình tạo ra những ký ức tuyệt vời.

Đừng quên theo dõi Happy Time để cập nhật thêm nhiều kiến thức bổ ích trong quá trình trưởng thành cùng con, bạn nhé!

Nguồn tham khảo: Karen Gill, M.D – Heathline

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Loading...