Vốn không phải là năng lực bẩm sinh, chỉ số thông minh tài chính (FQ) cần được rèn luyện ngay từ nhỏ để trẻ sớm hình thành tư duy và kỹ năng quản lý tài chính tốt.

Rèn luyện trí thông minh tài chính cho con trẻ - Ảnh 1.

Tài chính được xem là một trong những yếu tố dễ nhận biết bậc nhất trong việc đánh giá và quyết định sự thành công của một người. Để con trẻ đạt được điều đó trong tương lai, ngày càng có nhiều phụ huynh tìm đến những phương pháp khác nhau để giáo dục con hiểu biết về tài chính ngay từ nhỏ.

Để phát triển trí thông minh tài chính FQ: Cần cả IQ và EQ

Trên thực tế, một người thông minh và thành công không đồng nghĩa với việc họ đã biết cách quản lý tài chính giỏi. Vậy nên, nếu chỉ được trau dồi về mặt trí tuệ (IQ) và cảm xúc (EQ) thì liệu đã đủ để con trẻ có được sự nhanh nhạy với tiền bạc hay những kỹ năng trụ cột trong việc quản lý tài chính sau này?

Hiểu được những băn khoăn ngày nay của các bậc phụ huynh, TS. Đinh Thị Thanh Vân – chuyên gia có hơn 15 năm nghiên cứu và giảng dạy trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng và tài chính cá nhân, đã có những chia sẻ giá trị xoay quanh vấn đề giáo dục tài chính cho trẻ em, đặc biệt là về chủ đề phụ huynh có nên tập trung bồi đắp chỉ số FQ để con trẻ biết quản lý tài chính hiệu quả.

“Cả IQ và EQ đều đóng vai trò rất quan trọng để hình thành nên thứ gọi là năng lực tài chính (Financial Capability), được biểu hiện qua FQ – chỉ số thông minh tài chính của một người.

Ví dụ người sở hữu IQ cao có thể tính toán, xử lý số liệu về tài chính tốt và biết cách đặt ra mục tiêu tài chính phù hợp với bản thân. Đồng thời nếu chỉ số EQ cũng cao, họ sẽ càng tự tin để thực hiện các mục tiêu tài chính này bởi họ không bị ảnh hưởng hay áp lực bởi các ý kiến trái chiều, dám chịu trách nhiệm với sai lầm, biết xây dựng mối quan hệ để bước gần hơn đến cuộc sống tự chủ tài chính”, TS. Đinh Thị Thanh Vân cho biết.

Theo đó, IQ là yếu tố đo lường đến khả năng học tập, tư duy, mức độ nhận thức của mỗi người. EQ lại là yếu tố thiên về khả năng kiểm soát cảm xúc và quyết định hành vi của người đó trước bất kỳ vấn đề nào.

Khi đề cập đến quản lý tài chính hiệu quả, một người cần phải có cả nền tảng kiến thức tốt, thái độ và hành vi về tài chính tốt thì mới có đủ khả năng để đưa ra quyết định tài chính đúng đắn. Do vậy, cả hai chỉ số IQ – EQ đều đóng vai trò rất quan trọng để con trẻ trau dồi trí thông minh tài chính, đạt được mục tiêu tự chủ về mặt tài chính ở tuổi trưởng thành.

Trau dồi FQ của trẻ với mục tiêu cụ thể và giáo trình tài chính bài bản

Rèn luyện trí thông minh tài chính cho con trẻ - Ảnh 2.

Trẻ càng biết sớm về quản lý tài chính, cụ thể như chi tiêu hợp lý, tiết kiệm, tích luỹ, bảo vệ tài sản và thậm chí là đầu tư sớm thì càng có xu hướng quý trọng tiền bạc và sức lao động của bố mẹ.

Vậy nên, trước bức tranh lợi ích mà giáo dục tài chính mang lại, phụ huynh cần nỗ lực trau dồi chỉ số FQ cho trẻ từ sớm. Bắt đầu từ việc xác định mục tiêu cụ thể đối với trẻ ở từng độ tuổi, đồng thời áp dụng những nội dung và phương pháp phù hợp để đảm bảo hiệu quả giáo dục cao.

“Trí thông minh và trình độ hiểu biết tài chính không dễ dàng hình thành và phát triển mà đòi hỏi trẻ cần có quá trình học tập, đánh giá bài bản, lâu dài và liên tục”, TS. Đinh Thị Thanh Vân chia sẻ thêm.

Một giáo trình uy tín được nhiều trường tiểu học và phụ huynh tin tưởng là giáo trình Cha-Ching do Quỹ Prudence Foundation của tập đoàn Prudential tạo ra. 

Giáo trình được triển khai tại 13 thị trường châu Á và châu Phi, đưa nguồn tài liệu bài bản và cách thức học mới mẻ giúp trẻ tiếp cận chủ đề tài chính một cách hiệu quả. Trẻ thỏa sức “học mà chơi, chơi mà học” cùng chuỗi video hoạt hình vui nhộn và cơ hội thực hành từng kỹ năng giúp hình thành được thói quen về tiền tốt ngay tại nhà.

Qua hơn 3 năm triển khai chương trình tại Việt Nam, chương trình giáo dục tài chính sớm cho trẻ Cha-Ching đã giúp hơn 55.000 học sinh tại 140 trường tiểu học hiểu được bản chất, chức năng của tiền, biết rằng tiền của bố mẹ là từ các nguồn khác nhau, biết chi tiêu hợp lý theo nhu cầu, biết sử dụng tiền cho mục đích từ thiện. 

Từ đó, trẻ biết quý trọng sức lao động và cân nhắc kỹ lưỡng khi đứng trước quyết định tài chính khác nhau trong cuộc sống.

Hành trình giáo dục con trẻ chưa bao giờ dễ dàng, nhất là khi các bậc phụ huynh đều mong muốn con sớm đạt thành công với khả năng tự chủ tài chính trong tương lai. Thông qua những chia sẻ và quan điểm của TS. Đinh Thị Thanh Vân, phụ huynh có thể tìm hiểu ngay giáo trình dạy con về tiền tại nhà để trang bị cho con những thói quen về tiền tích cực trong tương lai.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Loading...